Omega là một trong những cái tên quyền lực nhất trong ngành chế tác đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp. Để bổ sung minh chứng cho câu khẳng định ấy, Omega đã được bầu chọn và xếp hạng 7 trong danh sách những thương hiệu hàng đầu của Thụy Sỹ và đứng chễm chệ ở ví trị thứ 2 chỉ tính riêng đồng hồ. Đây là sức hút cũng như quyền lực thống trị mạnh mẽ của “ông lớn” mà không phải hãng nào cũng có thể đạt được. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Luxury 8668 giải đáp vấn đề xoay quanh câu hỏi “Đồng hồ Omega của nước nào?”, đồng thời khám phá một vài bí mật về thương hiệu danh tiếng này.
1. Hãng sản xuất đồng hồ Omega của nước nào?
● Thương hiệu đồng hồ Omega chính thức được thành lập dưới sự dẫn dắt của ngài Louis Brandt – Một nghệ nhân chế tác đồng hồ bỏ túi năm 1848, tại thị trấn La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ. Có thể khẳng định, Thụy Sỹ chính là câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Hãng sản xuất đồng hồ Omega của nước nào?”.
● Được biết, những tuyệt phẩm thời gian được hoàn thiện bởi đôi bàn tay tài hoa của Louis Brandt luôn nhận được nhiều đánh giá rất cao từ giới chuyên môn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng được xem như những kiệt tác nổi bật nhất vào thời điểm lúc bấy giờ.
● Đến năm 1879, sau khi Louis Brandt qua đời, hai người con trai của ông là Louis Paul và César Brandt đã quyết định xây dựng một nhà xưởng chuyên sản xuất linh phụ kiện cho đồng hồ thay vì phải nhập từ các công ty phân phối khác như thời điểm trước đó.
● Năm 1882, công ty chính thức chuyển nhà máy đến thành phố Biene, cũng chính là trụ sở chính thức của Omega ngày nay. Đây cũng đánh dấu cột mốc quan trọng của những chiếc đồng hồ mang tên Omega được ra mắt thị trường.
● Năm 1885, thành công đã đến với hãng khi họ đã sản xuất ra bộ máy Labrador đầu tiên. Và năm 1892, thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ này chính thức hoàn thành công trình nghiên cứu phát triển cỗ máy với chức năng Minute-Repeater.
● Đáng ngưỡng mộ hơn, chỉ sau đó đúng 2 năm, anh em nhà Brandt đã tiếp tục giới thiệu tới công chúng 19 bộ máy gắn mác Omega.
● Tất nhiên, chúng đều hoạt động một cách bền bỉ, trơn tru và đã tạo nên một làn gió mới đối với ngành chế tác đồng hồ nói riêng và nền công nghiệp cơ khí nói chung. Kể từ đây, cái tên Omega đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước lẫn quốc tế.
● Năm 1903, thời điểm hai anh em Louis Paul và César qua đời, số phận của Omega một lần nữa trở nên chông chênh. Tại thời điểm đó, chỉ còn 4 hậu duệ trẻ tuổi kế nghiệp, đặc biệt, người lớn nhất mới tròn 23 tuổi.
● Tuy nhiên, tài không đợi tuổi, cả bốn kiến trúc sư tài giỏi đã có đóng góp rất lớn trong quá trình đưa thương hiệu Omega trở thành một “đế chế” hùng mạnh và vững chắc như hiện nay.
Bài viết đề cử: Hàng Replica 1:1 là gì ? Phân biệt Replica LikeAuth, Super Fake, Authentic
2. Dấu mốc lịch sử phát triển của thương hiệu đồng hồ Omega
● Năm 1917: Thương hiệu Omega đã rất vinh dự khi trở thành đơn vị cung cấp đồng hồ chính thức và độc quyền cho đội bay của Hoàng gia Anh.
● Năm 1918: Hãng đã vượt qua vô số cái tên “đáng gờm” khác như Breguet, Vacheron Constantin,…để trở thành nhà cung ứng đồng hồ cho quân đội Mỹ.
● Năm 1932: Omega tiếp tục trở thành thương hiệu chính thức đảm nhận nhiệm vụ sản xuất thiết bị đo thời gian cho một vài bộ môn thi đấu tại sự kiện Olympic Los Angeles. Sau khi thành công gây ra tiếng vang lớn trong lĩnh vực thể thao, hãng quyết định gắn bó với bộ môn lặn khi ra mắt dòng sản phẩm Omega Seamaster.
● Năm 1950: Các dòng đồng hồ Omega mang tính biểu tượng lần lượt được trình diện như Omega Speedmaster, Omega Constellations và Omega Seamaster. Tất nhiên, những cỗ máy đếm giờ ưu việt này đã nhanh chóng đem đến thành công cho nhà phát hành tại thị trường quốc tế.
● Năm 1969: Phiên bản Omega Speedmaster với bộ dây đeo được làm bằng chất liệu da cao cấp đã theo chân nhà phi hành gia Buzz Aldrin trong cuộc hành trình khám phá mặt trăng.
● Năm 1974: Omega Megaquartz 2400 được công nhận là cỗ máy đo thời gian hàng hải chính thức, một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử phát triển của nhà sản xuất đồng hồ Omega.
● Năm 1983: Bảo tàng của thương hiệu đã chính thức đi vào hoạt động.
● Năm 1985: Đánh dấu thời khắc công ty Omega trở thành một phần của tập đoàn SMH danh tiếng, nay đổi tên thành Swatch Group.
● Năm 1994: Để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thương hiệu, Maurice Grimm và André Beyner đã tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên tích hợp tính năng Tourbillon đặt tại trung tâm.
● Năm 1999: Hãng thêm một lần nữa tạo ra phát minh mang tính lịch sử khi trình làng chiếc đồng hồ đầu tiên được trang bị “Bộ thoát Co-Axial”. Có thể nói rằng, đây là một sáng chế vô cùng vĩ đại của George Daniels – nghệ nhân chế tác đồng hồ nổi tiếng người Anh.
● Năm 2007: Thương hiệu cho ra mắt bộ máy Co-Axial Caliber 8500. Được biết, từng bộ phận trong tổng số 202 chi tiết cấu tạo nên bộ máy đặc biệt này đều được phát triển và sản xuất dành riêng cho nó. Đồng thời, quy trình hoàn thiện cũng được tối ưu hóa để sẵn sàng cho giai đoạn sản xuất hàng loạt.
● Năm 2008: Omega tiếp tục giới thiệu bộ chuyển động Co-Axial Caliber 8520/8521 với ngôn ngữ thiết kế đặc biệt nhằm phục vụ cho những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn. Dòng máy này đã được giới thiệu chính thức trong bộ sưu tập Omega Aqua Terra Ladies.
● Cho đến thời điểm hiện nay, sức hút của Omega đối với các tín đồ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu giảm nhiệt. Hãng vẫn không ngừng công bố nhiều dòng sản phẩm độc đáo, chất lượng và được săn đón tại nhiều trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Có thể bạn chưa biết:
● Trên tay cỗ máy đếm giờ mang thương hiệu Omega như đưa bạn lên tầm cao mới, vẻ đẹp hoàn mỹ của nó giúp chủ nhân thu hút sự chú ý cũng như khẳng định đẳng cấp của bản thân. Tuy nhiên, đồng hồ Omega chính hãng với mức giá xa xỉ không phải tín đồ nào cũng có thể sở hữu được.
● Thấu hiểu rõ mong muốn của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã nghiên cứu, tìm tòi và phát triển phiên bản đồng hồ Omega siêu cấp với độ hoàn thiện đáng kinh ngạc để đáp ứng nhu cầu cũng như hướng đến tất cả các phân khúc khách hàng.
● Không chỉ Omega, Hublot – thương hiệu cao cấp của Thụy Sỹ cũng có rất nhiều sản phẩm được sao chép một cách tinh vi, tỉ mỉ đến từng chi tiết như đồng hồ Hublot Super Fake.
3. Một vài điều thú vị về thương hiệu đồng hồ Omega
Không chỉ riêng câu hỏi: “Hãng đồng hồ Omega là của nước nào?”, Omega còn ra gây cho người hâm mộ rất nhiều sự tò mò dù là một thương hiệu vô cùng danh tiếng. Ở phần tiếp theo, cùng Luxury 8668 khám phá một vài sự thật về hãng sản xuất đồng hồ Omega nhé!
3.1 Kể từ năm 1932, đồng hồ Omega đã trở thành cỗ máy đo giờ chính thức của thế vận hội Olympic
● Sự hợp tác mang tính lịch sử giữa thương hiệu Omega với ủy ban tổ chức thế vận hội Olympic đã bắt đầu từ nhiều năm về trước. Mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp khi các sản phẩm của hãng liên tục lập kỷ lục về độ chính xác trong cả 6 lần thực nghiệm tại đài quan sát Geneva, Thụy Sỹ.
● Điều này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của ủy ban Olympic và ngay sau đó, Omega vinh dự trở thành cỗ máy đếm giờ chính thức của các kỳ thế vận hội từ năm 1932 và mối quan hệ đối tác này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
● Độ chính xác đáng kinh ngạc mà Omega đạt được không chỉ đóng một vai quan trọng trong việc ghi lại khoảnh khắc quyết định diễn ra tại từng trận đấu, từng cuộc thi, mà còn là một công cụ chuyên dụng, một cơ sở vững chắc giúp vận động viên có thể kiểm chứng thành tích của mình.
3.2 Vào những năm 1960, Omega là thương hiệu đồng hồ duy nhất hoàn thành trọn vẹn các bài kiểm tra nghiêm ngặt của NASA
● Đầu năm 1960, NASA đã chính thức khởi động chương trình Apollo với sứ mệnh mang con người đặt chân lên mặt Trăng và đưa họ trở lại Trái Đất một cách an toàn. Đến năm 1964, NASA bắt đầu tìm kiếm, lựa chọn một cỗ máy mạnh mẽ và đáng tin cậy để trở thành mẫu đồng hồ chính thức của chương trình.
● Dựa vào những yêu cầu khắt khe được đưa ra, một số thương hiệu đồng hồ danh tiếng như Rolex, Omega,…đã gửi các mẫu sản phẩm chính hãng của họ đến cơ quan này để thực hiện thử nghiệm.
● Quá trình thử nghiệm đồng hồ của NASA về cơ bản là một loạt những phương thức “tra tấn” trên các cỗ máy đếm giờ. Họ sẽ đặt mẫu vật trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, dao động bất ổn, mức áp suất cao và thay đổi trọng lực.
● Cuối cùng, chỉ Omega Speedmaster là đủ sức vượt qua được các rào cản trên. Và nó cũng trở thành phiên bản đồng hồ đầu tiên được đeo trên mặt trăng, tại sứ mệnh Apollo 11 năm 1969.
3.3 Omega thay đổi bối cảnh sản xuất đồng hồ bằng cách thương mại hóa bộ thoát đồng trục
● Khi Omega cho ra mắt Co-Axial Caliber 2500 năm 1999, toàn bộ ngành công nghiệp chế tác đồng hồ đeo tay đã phải chú ý và cảm thấy thán phục trước những gì thương hiệu làm được.
● Rõ ràng, Co-Axial là một bộ thoát đồng hồ hiện đại, giúp giải quyết vấn đề liên quan đến ma sát và khả năng vận hành của chiếc đồng hồ – điểm hạn chế vẫn còn tồn tại ở những bộ thoát đòn bẩy truyền thống.
● Như đã biết, hãng đã ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên được tích hợp bộ chuyển động đồng trục năm 1999, và cho tới thời điểm hiện tại, hãng đã có thể trang bị bộ thoát đồng trục vào hầu hết tất cả sản phẩm do họ sản xuất.
Tham khảo bài viết: Địa chỉ mua bán đồng hồ Replica Super Fake loại 1 tại TPHCM “sửng sốt”
3.4 Omega xuất sắc chinh phục từ tính với “chiếc đồng hồ > 15.000 Gauss”
● Từ trường liên tục gây ra mối đe dọa với những bộ chuyển động cơ học nằm trong đồng hồ đeo tay và hầu hết các thương hiệu đều sản xuất ra mẫu sản phẩm chống từ tính với tiêu chuẩn chung là 1.000 Gauss.
● Năm 2013, thương hiệu Omega đã đưa ra một giải pháp hết sức táo bạo cho vấn đề này. Họ quyết định tạo ra bộ chuyển động đầu tiên với khả năng chống lại từ trường vượt ngưỡng 15.000 Gauss.
● Hiện tại, công nghệ sử dụng trong “đồng hồ > 15.000 Gauss” này đã được tích hợp cho toàn bộ các máy cơ học Omega sản xuất trong nước bắt đầu từ năm 2017.
4. Đánh giá tổng quan về các mẫu đồng hồ đến từ nhà Omega
Sau khi đã tìm hiểu về những thông tin thú vị xoay quanh câu hỏi “Hãng đồng hồ Omega của nước nào?”, đồng thời điểm qua những cột mốc lịch sử đáng chú ý của thương hiệu. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luxury 8668 sẽ đưa ra một vài đánh giá khách quan về các mẫu sản phẩm chính hãng Omega.
4.1 Nguyên, vật liệu chế tác
● Vật liệu chế tác chính là yếu tố quan trọng nhất phải đề cập đến mỗi khi đánh giá về chất lượng sản phẩm của bất kỳ thương hiệu nào.
● Là biểu tượng của sự xa xỉ và đẳng cấp, các loại chất liệu được Omega sử dụng có thể nói đến như: Yellow Gold (Vàng vàng 18K), White Gold (Vàng trắng 18K), Red Gold (Vàng đỏ 18K), Stainless Steel (Thép không gỉ 316L), Titanium, Aluminium, Liquidmetaltm,…
● Bên cạnh đó, cũng có sự góp mặt của một số loại vật liệu độc quyền, cao cấp khác như: Moonshinetm Gold (Vàng Moonshinetm 18K), Bronze Gold (Vàng đồng 18K), Sednatm Gold (Vàng Sednatm 18K), Canopustm Gold (Vàng Canopustm 18K),…
● Ngoài ra, ta vẫn sẽ thấy sự xuất hiện của những chất liệu thông dụng như xà cừ, gốm Ceramic, kính Sapphire, da cá sấu,… trên các mẫu đồng hồ Omega.
● Tựu chung lại, mọi chất liệu mà thương hiệu sử dụng để sản xuất ra một chiếc đồng hồ đeo tay đều là loại cao cấp và đạt chất lượng ở mức tốt nhất.
4.2 Sở hữu bộ máy chất lượng
● Với chất lượng chuẩn Thụy Sỹ cùng vô số danh hiệu, giải thưởng và những kỷ lục về độ chính xác đạt được, Omega không phải chứng minh quá nhiều về tính ưu việt của các bộ chuyển động do họ sản xuất.
● Bởi vậy, khách hàng sẽ không cần phải lo ngại về tiêu chí này.
4.3 Hiệu năng sử dụng
● Đánh giá trên phương diện hiệu năng sử dụng, có thể nói, mọi tính năng mà khách hàng mong muốn thì Omega đều sẵn sàng đáp ứng, thậm chí còn vượt sự kì vọng của chúng ta.
● Từ phiên bản đồng hồ lặn với nhiều cấp độ chống nước khác nhau đến dòng đồng hồ bấm giờ siêu chuẩn xác hay các kết cấu phức tạp như Tourbillon, lịch vạn niên Perpetual Calendar,..
● Khả năng chống nước thường thấy ở những cỗ máy đếm giờ chính hãng là 30m. Tuy nhiên, vẫn có một vài sản phẩm đặc biệt có độ chống nước lên đến 100m cho phép người dùng có thể đi lặn tại các vùng nước sâu.
4.4 Tổng quan thiết kế
● Bên cạnh chất lượng bên trong, thiết kế bên ngoài của thương hiệu cũng chính là điểm mê hoặc tín đồ mộ điệu. Khi đeo bất cứ một sản phẩm nào của thương hiệu trên tay, người dùng cũng sẽ cảm nhận được sự đắt đỏ và đẳng cấp nhất nhì thế giới.
● 5 bộ sưu tập Omega đặc trưng và gây được tiếng vang nhất có thể kể đến chính là: Omega Seamaster, Omega Speedmaster, Omega Constellation, Omega De Ville và Omega Specialities.
● Ngoài ra, Omega Moonwatch và Omega Dark side of the Moon cũng là 2 BST được săn đón trong những năm gần đây.
4.5 Giá cả
● Với tư cách là một trong những hãng sản xuất đồng hồ lâu đời và xa xỉ, mức giá đồng hồ chính hãng Omega là tương đối “đắt đỏ”. Một phiên bản sẽ dao động từ vài chục, vài trăm triệu thậm chí là vài tỷ đồng là hoàn toàn có đối với những mẫu đồng hồ được đính các loại đá quý.
● Như Luxury 8668 đã giới thiệu ở trên, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm đồng hồ Replica cao cấp của thương hiêu với mức giá “hạ nhiệt” hơn.
● Không chỉ là một phương án thay thế hoàn hảo với mức giá phải chăng, những phiên bản Omega Replica 1:1 còn có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu khắt khe của khách hàng khi đạt độ hoàn thiện lên tới 97% so với nguyên tắc.
5. Lời kết
● Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành cũng như giai thoại phát triển của thương hiệu đồng hồ Omega. Qua đó, giải đáp được thắc mắc xung quanh câu hỏi “Hãng đồng hồ Omega của nước nào?”.
● Để tìm mua được một chiếc đồng hồ Omega Replica chất lượng cao và phù hợp với bản thân , hãy liên hệ ngay tới Luxury 8668 qua số Hotline: 038 899 6668 hoặc truy cập vào Website: www.luxury8668.com.
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến